Bên cạnh nguồn tài nguyên đa dạng sinh học dồi dào, Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà còn được biết đến là một trong 221 vùng chim đặc hữu của thế giới, là nơi sinh sống của nhiểu loài chim quý. Trải nghiệm tuyến du lịch sinh thái Hòn Giao – Giang Ly

Tuyến đa dạng sinh học Hòn Giao, Giang Ly

Bên cạnh nguồn tài nguyên đa dạng sinh học dồi dào, Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà còn được biết đến là một trong 221 vùng chim đặc hữu của thế giới, là nơi sinh sống của nhiểu loài chim quý. Trải nghiệm tuyến du lịch sinh thái Hòn Giao – Giang Ly, với sự diễn giải của hướng dẫn viên cộng đồng, bạn sẽ được lắng nghe, quan sát các loài chim đặc hữu và hiểu thêm về giá trị đa dạng sinh học của VQG gắn liền với văn hóa bản địa.

Chiều dài tuyến: 1,8 km

Địa hình bằng phẳng

Hướng dẫn viên: bắt buộc có hướng dẫn của Vườn quốc gia

Thiên đường dành cho người mê chim 

Với 301 loài chim đã được ghi nhận, trong đó có các loài chim quý hiếm nằm trong sách Đỏ Việt Nam (2007) và danh lục các loài chim bị đe dọa của IUCN (2013), đặc hữu như: Mi Langbian, Khướu đầu đen má xám, Sẻ thông họng vàng và một số loài khác. Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, là một trong những trung tâm đa dạng về chim của Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho việc bảo tồn các loài chim quý hiếm.

Có thể nói rằng khu vực Giang Ly là nơi có thể quan sát nhiều loài chim đặc biệt, là những sinh vật có thể làm say đắm không những người xem chim mà còn tất cả mọi người, những ai yêu quý thiên nhiên. Hầu hết các loài chim đặc hữu ở Cao nguyên Lang Biang đều được ghi nhận tại Giang Ly.

Ba loài khướu đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương đều được ghi nhận nơi đây. Khướu đầu đen má xám được xem là biểu tượng của Đà Lạt, thường đi theo từng cặp, lẫn tránh trong các bụi cây rậm rạp, kiếm ăn gần mặt đất nên rất khó thấy. Còn Khướu đầu đen lại đi theo đàn từ 5-7 cá thể và tiếng kêu ồn ào nên dễ quan sát, phát hiện hơn. Trong khi đó khướu đầu xám lại dễ nhìn thấy hơn khi di chuyển, kiếm ăn thành đàn lớn hàng trăm con.

     

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ thực vật phong phú: với kiểu rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu Á nhiệt đới làm say mê những người yêu thích tìm hiểu thiên nhiên.

Thông hai lá dẹt là loài thông cổ với đặc trưng có hai lá dẹt hình lưỡi kiếm, trên thế giới chỉ còn độc nhất ở Việt Nam và có vùng phân bố hẹp.

Sồi Braian: được đặt tên theo một ngọn núi cao nhất của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.

Kha thụ nhím là loài dẻ lấy hạt có sản lượng cao, người dân địaphương thường thu lượm hạt của loài này để ăn hoặc bán ra thị trường.

    

Thế giới nấm: Trên tuyến đường tham quan, điểm thu hút tầm mắt bạnchính là thế giới Nấm đa dạng và phong phú. Nếu bạn làngười thích tìm hiểu về Nấm thì cung đường này chính làthiên đường của bạn.Nấm thường xuất hiện sau cơn mưa dưới tán rừng.

Các hiện tượng thực vật học kỳ thú: rễ bạnh vè, rễ chân nơm, bóp cổ, ngụy trang.

(Trích dẫn tài liệu do dự án PA và dự án WWF tài trợ)